10. Tìm kiếm thêm đối tượng khách du lịch
Thay vì chỉ trông chờ vào các đoàn khách hàng đi du lịch tại điểm du lịch, doanh nghiệp bạn có thể tìm kiếm thêm các đối tượng khách hàng tiềm năng mới nhằm mang về doanh thu tối đa cho doanh nghiệp.
Ví dụ: Khách du lịch M.I.C.E – khách tham gia hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng,… thường với số lượng lớn.
11. Các chương trình ưu hấp dẫn
Tâm lý của khách du lịch thường thích “săn” những chương trình khuyến mãi, giảm giá, các deal sale. Do vậy, việc đưa ra các chương trình khuyến mãi đánh trúng tâm lý khách hàng là một trong những cách làm thu hút khách hàng hiệu quả nhất, tốt nhất đối với các công ty du lịch, đại lý lữ hành.
Ví dụ: Các chương trình khuyến mãi có thể áp dụng như khuyến mãi theo chủ đề, khuyến mãi mùa thấp điểm, khuyến mãi dành cho khách hàng thân thiết,… nên được áp dụng vào mùa thấp điểm, sẽ kích thích hành vi mua sắm của khách hàng. Vừa được đi du lịch với giá rẻ bất ngờ, lại không phải chen chúc, chắc chắn "chạm" tới tâm lý du lịch của khách.
12. Hợp tác với các doanh nghiệp địa phương
Trong mùa du lịch thấp điểm hay tình hình dịch Covid-19 vẫn còn hoành hành, khách du lịch họ thường tránh di chuyển quá xa khỏi nơi cư trú. Do đó cần hợp tác với các doanh nghiệp địa phương như: thuê xe, khách sạn, nơi tổ chức sự kiện, các nông trại, khu vui chơi giải trí,... để cùng liên kết trong thời gian khó khăn này, đồng thời cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
13. Tập trung vào khách hàng địa phương
Người dân địa phương thường tìm kiếm các cơ hội để dã ngoại, tham gia các hoạt động thú vị vào cuối tuần, đặc biệt là dành thời gian để thư giãn và khám phá chính nơi họ đang sống như chèo thuyền kayak, leo núi,… Bên cạnh đó cũng tổ chức hội trại cho bé; các buổi tham gia trải nghiệm, khóa huấn luyện cho học sinh; teambuilding, hội họp, hội thảo,... cho các doanh nghiệp. Những hoạt động này cũng rất được người rất địa phương ưa thích khi muốn tổ chức các sự kiện đặc biệt như sinh nhật, kỷ niệm.
Bằng cách tiếp cận và thu hút cộng đồng xung quanh, các doanh nghiệp đang kéo số lượng lớn khách du lịch về cho mình. Vì hầu hết người dân địa phương đều có những người bạn hoặc các thành viên gia đình muốn đi du lịch.
14. Liệt kê một danh sách những trải nghiệm
Đây cũng là cơ hội tốt để cung cấp các dịch vụ tour tới những khách hàng không thích thời điểm du lịch đông người, muốn hoàn toàn được yên tĩnh để thư giãn, và nghỉ ngơi. Những gì khác lạ luôn là “kim chỉ nam” thu hút sự tò mò, khơi gợi sự thích thú của du khách. Do vậy, hãy liệt kê một danh sách những tour mang tính trải nghiệm mà mọi người sẽ thích thú, giải quyết mọi nỗi sợ (quá lạnh, quá ẩm ướt, quá nóng, quá ẩm ướt,…) và nhắc lại những lợi ích, những điều thú vị khi du khách tham gia. Chỉ cần có một chiến lược marketing tốt và phù hợp tới nhóm đối tượng khách hàng này, các công ty có thể thu về một nguồn doanh thu ổn định trong mùa thấp điểm.
15. Xây dựng hệ thống nội dung tốt
Một hệ thống nội dung được chuẩn bị và đầu tư kỹ sẽ giúp website du lịch của doanh nghiệp tăng traffic. Nội dung cần phải thật chính xác, ngắn gọn và dễ hiểu. Mục tiêu hàng đầu của website chính là thu hút các khách hàng tiềm năng. Nếu được xây dựng tốt, nó không đơn giản chỉ là tăng lượng tiếp cận nữa mà còn giúp tăng sự nhận diện thương hiệu, tăng hiệu quả kinh doanh.
16. Tập trung vào các phương pháp tiếp thị lâu dài
Tập trung vào các phương pháp tiếp thị lâu dài có chi phí thấp hoặc không quá tốn kém. Các kênh tiếp thị đòi hỏi cần nhiều thời gian chẳng hạn như SEO, Email Marketing.
- Sử dụng Email để giữ liên lạc với khách hàng: hãy gửi các email có nội dung mà các khách hàng của bạn quan tâm. Ngay cả khi thời điểm này không nhiều cơ hội để bán được dịch vụ tour, nhưng “mưa dầm thấm lâu” sẽ đến lúc khách hàng cần và liên lạc đến doanh nghiệp du lịch của bạn, hoặc ít nhất thì họ vẫn luôn biết đến sự chăm sóc khách hàng từ phía bạn. Hãy gửi email cho họ, sau đó tạo một chuỗi Email tiếp thị thường xuyên (giả sử mỗi tháng 2 lần) để quảng cáo các sản phẩm đặc biệt ngoài mùa hoặc giới thiệu kế hoạch dui lịch hấp dẫn cho mùa tiếp theo.
- Sử dụng phương thức tiếp thị SEO cho website giúp thu hút lượng lớn khách hàng mục tiêu có quan tâm trực tiếp đến sản phẩm, dịch vụ tour du lịch của doanh nghiệp bạn. Các chiến dịch tiếp thị của doanh nghiệp cũng được lọt vào top đầu hiển thị nhờ công cụ SEO, do đó đạt được mục đích quảng bá nhất định cho chiến dịch. Đặc biệt, không tốn quá nhiều chi phí như các công cụ quảng cáo khác, nên vừa tiết kiệm được một khoản chi phí mà vẫn mang về giá trị lâu dài cho doanh nghiệp.
17. Tìm hiểu những gì khách hàng của bạn muốn
Nhờ các kênh hỗ trợ như website, mạng xã hội tạo ra những cuộc khảo sát nhỏ để biết khách du lịch đang cần gì, xu hướng sắp tới mà khách họ hướng tới là gì để từ đó có kế hoạch xây dựng chương trình du lịch trong tương lai. Đồng thời, hãy bật mí cho họ biết về những chuyến du lịch hấp dẫn, thú vị từ doanh nghiệp của bạn gây hứng thú, sự chờ mong từ khách du lịch.
18. Tạo kế hoạch tiếp thị của bạn cho mùa tới
Lên kế hoạch cho những kênh tiếp thị nhanh chóng vào mùa du lịch tiếp theo như: quảng cáo qua Google, Facebook, Remarketing,...
Sử dụng các phương thức trên kết hợp với các kênh tiếp thị lâu dài trước đó (tại mục 16) để điều chỉnh kế hoạch tiếp thị của bạn cho mùa tiếp theo và chăm sóc các dự án tiếp thị mà bạn không có thời gian khi bận rộn, chẳng hạn như thiết kế lại trang web du lịch của doanh nghiệp bạn nhằm đạt được hiệu quả tối đa nhất.
Như vậy, Webtravel đã cùng các đơn vị kinh doanh du lịch điểm qua 18 ý tưởng tiếp thị du lịch thời vụ. Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp ích không nhỏ cho các doanh nghiệp trong quá trình tiếp thị du lịch. Đơn vị của bạn đã có cho mình những giải pháp tiếp thị phù hợp chưa? Liên hệ với Webtravel để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé!