10 chiến lược tiếp thị du lịch lữ hành trong và sau đại dịch Covid-19

Bùng nổ dịch Covid-19 lần thứ 2 như một cú giáng thẳng tắp vào ngành du lịch khiến nhiều đơn vị khó chống đỡ được trong lần ảnh hưởng nặng nề này. Các doanh nghiệp nên cân nhắc sử dụng những chiến lược tiếp thị cụ thể, phù hợp với tình hình chung của thị trường. Có như vậy, khi hoạt động du lịch quay trở lại, doanh nghiệp của bạn đã vào vị thế sẵn sàng phục vụ khách du lịch thay vì lúc đó mới bắt đầu tiếp cận khách hàng. Dưới đây là 10 chiến lược tiếp thị du lịch lữ hành thời kỳ đại dịch Covid-19, hãy áp dụng chiến lược phù hợp để mang lại hiệu quả tối đa nhé.

>> 1. Tạo nội dung hấp dẫn

>> 2. Đặt Tour trực tuyến trên website
>> 3. Đặt giá thầu cho Điều khoản thương hiệu
>> 4. Nhắm mục tiêu khách hàng
>> 5. Sử dụng Tiếp thị lại
>> 6. Thiết lập danh sách “Google Doanh nghiệp của tôi”
>> 7. Quản lý đánh giá
>> 8. Đầu tư vào danh tiếng thương hiệu của bạn
>> 9. Tối ưu hóa chiến dịch của bạn với thử nghiệm
>> 10. Hợp tác với các thương hiệu trong ngành

Thông tin chi tiết của bài viết:

1. Tạo nội dung hấp dẫn

Nội dung hấp dẫn luôn là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng trong chiến lược tiếp thị du lịch và lữ hành thời kỳ đại dịch Covid-19 trên trang chủ website, các bài quảng cáo, phương tiện truyền thông mạng xã hội. Bằng cách này, sẽ tạo ra một hình ảnh sinh động hơn về sản phẩm và khuyến khích khách truy cập chia sẻ nội dung đó để đạt được phạm vi tiếp cận rộng lớn hơn.
 

Dưới đây là một số cách để có mức độ tương tác và chuyển đổi cao:
- Sử dụng Video để có kết nối sâu hơn
Bạn có thể khuyến khích khách hàng kết nối sâu hơn bằng các video và hình ảnh đẹp. Bên cạnh đó, cung cấp các cảnh quay về những trải nghiệm thích thú của khách hàng khi tham gia chương trình du lịch này. Điều này giúp khách hàng tiềm năng của bạn hình dung ra những dịch vụ mình sẽ được trải nghiệm, thôi thúc hành vi đặt tour của khách hàng. 
- Chú ý đến các từ khóa liên quan đến du lịch
Đặt từ khóa là yếu tố rất quan trọng, có sức ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp thị của doanh nghiệp trong các chiến dịch quảng cáo. Thay vì sử dụng các từ liên quan đến chuyên môn ngành du lịch, hãy sử dụng những từ khóa thân thiện nhất với người dùng để họ dễ dàng tìm thấy trang của bạn, như vậy thì doanh nghiệp của bạn mới tăng thứ hạng trên Google và các trang tìm kiếm khác.
- Quảng cáo qua các mạng xã hội

 

Hiện nay, mạng xã hội đã quá phổ biến với người sử dụng, dựa vào tiềm năng này, doanh nghiệp lữ hành của bạn dễ dàng nắm bắt được nhu cầu, xu hướng du lịch của khách hàng. Do vậy, khả năng quảng cáo những sản phẩm, dịch vụ mang nội dung hấp dẫn đến với khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

2. Đặt Tour trực tuyến trên website

Các tính năng trên website phải thật sự tiện ích, khi đó khách hàng có thể tìm kiếm tour của bạn theo thời gian, khu vực, giá,… một cách dễ dàng nhất. Với một trang web có điều hướng tốt giúp khách hàng có thể nắm bắt nhiều nội dung, chương trình tour phong phú, chất lượng cũng thu hút lượng lớn khách hàng đặt tour. Song, điều mà bất cứ doanh nghiệp du lịch nào cũng mong muốn là mang về nguồn khách hàng, nguồn doanh thu cho doanh nghiệp nên doanh nghiệp bạn cần làm nhiều hơn thế nữa. Hãy tạo ra nguồn khách hàng tiềm năng từ chính website của bạn với tính năng đặt tour trực tuyến. Không đơn giản chỉ là đặt tour, bạn hoàn toàn có thể thiết lập các chương trình khuyến mãi, ưu đãi với số lượng tour giới hạn, như vậy vừa dễ dàng bán dịch vụ, vừa kích thích nhu cầu mua ngay dịch vụ của khách hàng.
 

3. Đặt giá thầu cho Điều khoản thương hiệu

Mục đích là để tạo dựng nhận thức về thương hiệu và xây dựng mối liên kết tích cực giữa công ty của bạn cũng như các sản phẩm và dịch vụ tour với khách hàng. Tận dụng các điều khoản thương hiệu để tăng khả năng hiển thị của bạn trên thị trường. Đó là một cái giá nhỏ phải trả để sở hữu lưu lượng truy cập do doanh nghiệp của bạn tạo ra. 

4. Nhắm mục tiêu khách hàng

Kinh doanh du lịch ngày càng khó khăn khiến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng lớn, đặc biệt sau thời kỳ dịch bệnh Covid-19 hoành hành, sự cạnh tranh ấy càng gay gắt hơn bao giờ hết. Ở thời điểm này, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần nhắm đến khách hàng mục tiêu tiềm năng, hãy thử tiếp cận với cách độc đáo thông qua việc giúp đỡ tiền tuyến trong đại dịch này.
Nhân viên y tế đang làm việc ở mức độ cao trong suốt thời gian diễn ra đại dịch nên nếu có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi thì vừa thoải mái tinh thần, vừa đạt hiệu quả cao khi làm việc. Do đó, doanh nghiệp của bạn nên xem xét các chương trình khuyến mãi hoặc giảm giá cụ thể cho phân khúc thị trường này. Họ sẽ tăng mức độ gắn bó với thương hiệu của bạn và hy vọng rằng họ sẽ có được một kỳ nghỉ xứng đáng sau những nhiệm vụ căng thẳng.

5. Sử dụng Tiếp thị lại

Có quá nhiều thương hiệu bỏ qua quá trình theo dõi trong chiến dịch tiếp thị lại (Remarketing) của họ. Tiếp thị lại không phải lúc nào cũng có nghĩa là liên hệ qua Email hoặc điện thoại. Bạn có thể chỉ định một số quảng cáo nhất định để xuất hiện trên Google, Facebook và các nền tảng quảng cáo khác phù hợp với tình hình, mô hình của doanh nghiệp. Đôi khi, lợi nhuận thực sự nằm ở tiếp thị lại vì ai đó sẽ liên tục được nhắc nhở về gói du lịch của bạn cho đến khi họ sẵn sàng mua. Và phương thức tiếp thị lại này thực sự cần thiết trong chiến lược tiếp thị du lịch và lữ hành thời kỳ sau đại dịch Covid-19 mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua.

6. Thiết lập danh sách “Google Doanh nghiệp của tôi”


Thu hút khách hàng bằng hồ sơ doanh nghiệp hấp dẫn khi bạn có thể đăng ảnh và thông tin ưu đãi về tour lên hồ sơ để khách hàng thấy những điểm độc đáo về doanh nghiệp của bạn, đồng thời cho họ lý do để luôn chọn dịch vụ bên bạn. Bạn có thể tiếp cận khán giả toàn cầu bằng cách nhập thông tin doanh nghiệp của mình để Google có thể giúp quảng bá bạn với nhiều người dùng hơn. Với những ảnh hưởng nặng nề mà ngành du lịch đang chịu từ dịch Covid-19, doanh nghiệp của bạn cần mọi lợi thế hơn đối thủ cạnh tranh của mình.

7. Quản lý đánh giá

Các đánh giá từ những khách hàng cũ chẳng khác nào một kênh tiếp thị không mất phí cho doanh nghiệp của bạn. Với những khách hàng mới, họ luôn xem xét các đánh giá, phản hồi về dịch vụ từ những người đi trước để vì ở đó sẽ có những lưu ý, những đánh giá rút ra từ trải nghiệm của bản thân nên độ xác thực là khác cao. Đừng quá lo lắng khi khách hàng cũ để lại đánh giá không tốt cho doanh nghiệp của bạn, hãy thật khéo léo giải quyết vấn đề sao cho khách hàng thấy được sự thiện chí, thái độ tích cực sửa đổi để dịch vụ tốt hơn. Có như vậy thì khách hàng tiếp theo mới có thiện cảm rằng thương hiệu của bạn quan tâm đến phản hồi của khách hàng và sẵn sàng làm cho mọi thứ tốt hơn, chắc chắn họ không tiếc gì một điểm cộng cho doanh nghiệp của bạn đâu nhé!

8. Đầu tư vào danh tiếng thương hiệu của bạn



Khi doanh nghiệp của bạn tạo ra những sản phẩm, dịch vụ tour chất lượng, độc đáo mà không ở doanh nghiệp nào có thì đương nhiên khi nhắc đến sản phẩm ấy, khách hàng sẽ nhớ ngay đến doanh nghiệp của bạn. Hiển nhiên thương hiệu của bạn đã được nâng tầm vị thế hơn rất nhiều các đối thủ khác ngoài kia. Bên cạnh đó, luôn duy trì trạng thái hoạt động tốt nhất, từ sự tương tác với khách hàng, các chính sách ưu đãi cho khác hàng thân quen, đến các chiến dịch quảng cáo hay đặc biệt là tạo sự kiện có sức thu hút du khách. Chắc hẳn thương hiệu của bạn sẽ được xếp vào hạng "đáng gờm" trong ngành du lịch.

9. Tối ưu hóa chiến dịch của bạn với thử nghiệm

Mọi doanh nghiệp cần phải thử nghiệm quảng cáo liên tục. Thông qua thử nghiệm “A / B” đơn giản, bạn có thể chạy hai phiên bản quảng cáo tương tự cùng một lúc. Chỉ cần thay đổi tiêu đề, hình ảnh hoặc trang đích, bạn sẽ dần dần thấy những gì thị trường phản hồi thuận lợi hơn, tức là lượng khách hàng tiếp cận quảng cáo cũng nhiều hơn đáng kể. Và điều đó có nghĩa là bạn có thể ngừng lãng phí tiền vào các chiến dịch hoạt động kém hiệu quả bằng cách làm theo các bước tối ưu hóa. 

10. Hợp tác với các thương hiệu trong ngành

Đừng tránh hợp tác với các đối thủ tiềm năng, vì biết đâu chính họ sẽ mang lại cho bạn nhiều cơ hội hơn. Mặc dù bất kỳ ai trong lĩnh vực du lịch và lữ hành đều là đối thủ cạnh tranh, nhưng một số công ty sẽ đưa ra ưu đãi dành cho bạn theo cách đôi bên cùng có lợi.
Ví dụ: hãy thử liên kết với các đơn vị khác theo dạng cộng tác viên về một vài dịch vụ như vé máy bay, làm visa,... để có thêm nguồn doanh thu. Mặc dù có thể doanh thu mang về cũng không phải là quá cao, tuy nhiên tại thời điểm trong và sau đại dịch Covid-19 diễn biến còn phức tạp thì cần duy trì những mối hợp tác lâu bền này.
Hãy tiếp cận với họ và xem liệu có cơ hội để "thụ phấn chéo" đối tượng mục tiêu của bạn để có thể hợp tác đôi bên cùng có lợi hay không.
 

Nhìn vào tình hình khó khăn của ngành du lịch trong và sau thời điểm Covid-19 cho thấy, nếu sử dụng các phương thức tiếp thị đại trà hoặc đi theo lối cũ sẽ lãng phí chi phí mà hiệu quả mang lại không cao. Nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, hành vi của người tiêu dùng cũng thay đổi nên buộc chúng ta phải thay đổi, bắt kịp xu hướng hiện tại trước khi bị những khó khăn này đào thải.

Trên đây là chia sẻ về "10
chiến lược tiếp thị du lịch lữ hành trong và sau đại dịch Covid-19" từ Webtravel, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về mục tiêu của mình và triển khai các chiến dịch tiếp thị độc đáo với thị trường mục tiêu của doanh nghiệp bạn. Bằng cách đó, bạn có thể kiểm soát kết quả kinh doanh của mình thay vì để virus Corona làm gián đoạn lợi nhuận của bạn.

Tin liên quan

Gửi yêu cầu thiết kế website tư vấn tại đây Gửi yêu cầu

Chuyên viên tư vấn và hỗ trợ

Luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn
ĐỖ MINH QUỐC

ĐỖ MINH QUỐC Hotline - 0938 620 345 skype skype

TRẦN LÂM YẾN

TRẦN LÂM YẾN Hotline - 0824 541 333 skype skype

ĐẶNG DUY HOÀNG

ĐẶNG DUY HOÀNG Hotline - 0862 486 456 skype skype